- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Đăng bởi:
Thu Trang
vào
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Giới thiệu truyện:
Huỳnh Dị nổi danh như là người khai sáng thể loại tiểu thuyết huyền ảo võ hiệp. Các tác phẩm của ông tiêu biểu cho thể loại này như : "Tầm Tần Ký" - tải eBook, “Đại Đường Song Long” - tải eBook, “Tầm Đỉnh Ký ” .. . là sự kết hợp của tiểu thuyết khoa học theo trường phái Nghê Khuông và tiểu thuyết võ hiệp theo trường phái Kim Dung, đã tạo thành một trường phái riêng biệt, đưa ông vào hàng ngũ Thần Châu Ngũ Hiệp trong thập kỷ 80-90, sau khi Kim Dung phong bút, Cổ Long qua đời.
Ngoài văn học, Huỳnh Dị còn đam mê âm nhạc, hội họa, điện ảnh - đặc biệt là điện ảnh khoa học viễn tưởng, tìm hứng thú trong việc chơi cổ cầm, hội họa cổ truyền. Điều đó được cảm nhận rất rõ khi đọc ‘Đại Kiếm Sư truyền kỳ’, ta có cảm giác như xem một bộ phim trong rạp Mega star hơn là theo dõi một cuốn tiểu thuyết. Đại Kiếm Sư lấy cảnh từ ‘Truyền Kỳ’, lấy tình từ ‘Sử Thi’, cảnh đẹp thì miêu tả sinh động không kém Wonderland, tình tiết thì hấp dẫn và định mệnh hơn hẳn Ibrahim.
Huỳnh Dị không chỉ xây dựng tình tiết, không chỉ kể chuyện, không chỉ khiến trái tim người đọc căng ra như dây đàn, mà còn khiến người ta động lòng suy niệm về nhân sinh, về chủ nghĩa anh hùng . . và về định mệnh.
Những nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’ là những mênh đề trong một quy luật mà người đọc sẽ không ngừng được chứng minh qua từng tình tiết. Đọc các tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long, chúng ta biết : Lệnh Hồ Xung họ Lệnh Hồ, Nhậm Doanh Doanh họ Nhậm . . .hay Hoa Mãn Lâu họ Hoa. Họ được khắc hoạ như những nhân vật đầy cá tính. Lệnh Hồ Xung thì phóng khoáng, không câu nệ, Hoa Mãn Lâu ngoài lạnh trong nóng, Nhậm Doanh Doanh ôn nhu si tình.
Đọc 'Đại Kiếm Sư truyền Kỳ' tuy ta cũng biết Lan Đặc là con của Lan Lăng, họ Lan tên Đặc, nhưng trong suốt tác phẩm người ta dường như chỉ quen gọi chàng là Đại Kiếm Sư – danh hiệu để chỉ người kiếm sĩ mạnh nhất của Đế Quốc. Những nhân vật, địa danh khác như : Đại Nguyên Thủ - người lãnh đạo lớn : là vị vua tàn ác, hiếu chiến của Đế Quốc. Ma Nữ vương - nữ vương nhân hậu của Ma Nữ quốc thanh bình, Hắc Xoa Vương – vua của Hắc Xoa Nhân, kẻ mang chiến hoả đến vùng đất Tịnh Thổ xinh đẹp. Vu Đế - vua của Vu Quốc, thế lực đen tối thao túng Đại Nguyên Thủ và Hắc Xoa Vương. Thải Nhu – Ánh sáng nhu hoà. . . mỗi nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’ dường như đều không có một cái tên rõ ràng. Họ là hình tượng ước lệ trong bài thơ thất ngôn, mà câu truyện là 56 chữ kì diệu. Chính vì thế tên của họ tượng trưng cho rất nhiều điều, chứ không đơn giản là một cách gọi. Bất kỳ nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư’ là đại diện của một khái niệm, phản ánh cái vị trí mà nhân vật đó đại diện trong câu truyện. Bởi vì họ được xây dựng không phải trong hiện tại, mà được nhìn xuyên qua lớp sương mù của quá khứ, họ là những nhân vật được tái hiện qua 'truyền kỳ' của lịch sử.
Tịnh thổ - vùng đất yên bình, Đế Quốc - đất nước lớn có quân đội mạnh, Vu Quốc - đất nước có vu thuật tượng trưng cho thế lực ma quỷ. Những địa danh đó cũng chỉ là một hình ảnh ước lệ, để tác giả lồng vào đó một ‘giấc mơ’. Giấc mơ của chàng kiếm sĩ đa tình tài ba với ‘thanh gươm yên ngựa’. Có bao giờ bạn nghĩ, tại sao Lan Đặc không cầm Phương thiên hoạ kích, Thanh Long đao, Kim thương . . .hoặc những loại vũ khí khác? Tại sao không cưỡi lạc đà, bò hay dê ? Có gì liên quan giữa 'Đại Kiếm Sư truyền Kỳ' với tác phẩm ‘Bạch Kiếm Linh Mã’ của Ngoạ Long Sinh, hay hình tượng chàng 'hoàng tử bạch mã' tay cầm gươm cưỡi trên bạch mã phổ biến trong các câu truyện cổ tích Tây phương. Đó chính là hình tượng chàng hiệp sĩ tay cầm trường kiếm cưỡi trên bạch mã, là hình ảnh quen thuộc trong các câu truyện cổ tích. Huỳnh Dị chỉ mượn hình tượng đó để lồng vào đó câu truyện của mình, vì ông cần một hinh tượng anh hùng thật quen thuộc, quen thuộc đến mức ước lệ.
Hình tượng người hiệp sĩ ‘thanh gươm yên ngựa’ vốn dĩ quen thuộc đó, lại được đưa vào trong khung cảnh êm đềm của những câu truyện truyền thuyết, khiến cho người đọc cứ thế êm đềm trôi đi theo những câu chữ của ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’, theo những lời văn mà phiêu lưu vào một thế giới huyền ảo, với những trận chiến thời trung cổ, những vòng người nắm tay nhau quanh đống lửa lớn, toà thành lớn rực lửa, . . . hay những thiếu nữ thổ dân nóng bỏng hoàn toàn chưa biết đến những quy tắc xã hội gò bó.
Đọc “Đại Kiếm Sư Truyền Kỳ’ ta sẽ cảm thấy những hình bóng thân thuộc của Đam San, Đan Ko. Cũng như bao câu truyện truyền kỳ khác về người hiệp sĩ, đại Kiếm Sư một mình chống lại những thế lực tà ác, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi : là chàng đang đấu tranh chống lại số phận – hay đang bị số phận khống chế.
Qua ngòi bút tài hoa, Huỳnh Dị đã tái hiện các nhân vật truyền kỳ trên nhân gian, thổi vào đó một định mênh mới, một trăn trở mới . .. rất đời thường. Định mệnh của Đại Kiếm Sư là chống lại những thế lực tà ác, là đem lại hoà bình cho người dân Tịnh Thổ, Ma Nữ Quốc và những vùng đất khác. Nhưng những rắc rối nho nhỏ của người anh hùng với các mỹ nhân như Thải Nhu, Ni Nhã, Bạch Đơn, Hồng Nguyệt . . . khiến cho Lan Đặc trở lên ‘phàm tục’ hơn và khiến chúng ta nhiều lúc cảm thấy ghen tị với chàng.
Một bất ngờ và bí ẩn lớn nhất của câu truyện là Dị Vật, vật được coi là đã sáng tạo lại thế giới khi nền văn minh trước kia bị huỷ diệt. Là nơi khởi nguồn của bộ Trí Tuệ điển, cuốn sách ghi lại những tri thức vượt quá sự hiểu biết của con người lúc đó. Dị vật - sáng tạo mang phong cách đặc trưng của Huỳnh Dị, chỉ có trong ‘Đại Kiếm Sư truyền kì’ là cuốn tiểu thuyết thể hiện rõ nhất cho phong cách của ông cũng là cuốn tiểu thuyết bao gồm nhiều ý tưởng nhất, mà sau được tái hiện lại trong các tác phẩm khác : Lăng Độ Vũ chính là hình mẫu từ chàng Đại Kiếm Sư, cảm ứng tương thông của Yến Phi trong Biên Hoang Truyền Thuyết - tải eBook, truyền nội công cho ngựa trong Đại Đường . . .
Như thi sĩ Bùi Giáng từng xuất ngôn rằng: “Đọc truyện võ hiệp là một trong những phép tu dưỡng ký ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình. Đọc theo lối hồn nhiên hoặc vừa đọc vừa suy ngẫm .. .”, khi đọc Đại Kiếm Sư truyền Kỳ bạn có thể thả mình theo lời văn vô thức sống lại trong ký ức tuổi thơ với những câu truyện cổ tích huyền ảo, hay chiêm nghiệm về cuộc sống đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi : “Người ta trở thành anh hùng rốt cục là nhờ những chiến công trên lưng ngựa hay do định mệnh xếp đặt ? ”
Cũng như những tác phẩm khác của Huỳnh Dị tiên sinh, ‘Đại Kiếm Sư Truyền Kỳ’ mang những điểm yếu chí mạng là “mâm bày quá lớn, bút lực có hạn, mở ra được mà không thu lại được”; hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật nữ khá đơn nhất, có khi còn lấy tình dục thay cho tình yêu nên phẩm vị của sáng tác bị hạ thấp. Tác giả quá đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân khi quá ưu ái cho Đại Kiếm Sư quá nhiều dị năng, và có quá nhiều chiến thắng đơn độc, khi cho Đại Kiếm Sư quá nhiều lần đơn thương độc mã phá thành, giữa vạn quân chém tướng. Nhưng có lẽ vì đây là một tác phẩm được viết theo lối truyền kỳ, một dạng truyện được lưu truyền trong dân gian, được ghi chép lại kể về những người anh hùng. Bỏ qua những chi tiết quá phóng đại, thì ‘Đại Kiếm Sư Truyền Kỳ’ là một tác phẩm nên đọc.
Tải truyện về đọc tiếp nha các bạn! Link bên dưới 👇
Ngoài văn học, Huỳnh Dị còn đam mê âm nhạc, hội họa, điện ảnh - đặc biệt là điện ảnh khoa học viễn tưởng, tìm hứng thú trong việc chơi cổ cầm, hội họa cổ truyền. Điều đó được cảm nhận rất rõ khi đọc ‘Đại Kiếm Sư truyền kỳ’, ta có cảm giác như xem một bộ phim trong rạp Mega star hơn là theo dõi một cuốn tiểu thuyết. Đại Kiếm Sư lấy cảnh từ ‘Truyền Kỳ’, lấy tình từ ‘Sử Thi’, cảnh đẹp thì miêu tả sinh động không kém Wonderland, tình tiết thì hấp dẫn và định mệnh hơn hẳn Ibrahim.
Huỳnh Dị không chỉ xây dựng tình tiết, không chỉ kể chuyện, không chỉ khiến trái tim người đọc căng ra như dây đàn, mà còn khiến người ta động lòng suy niệm về nhân sinh, về chủ nghĩa anh hùng . . và về định mệnh.
Những nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’ là những mênh đề trong một quy luật mà người đọc sẽ không ngừng được chứng minh qua từng tình tiết. Đọc các tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long, chúng ta biết : Lệnh Hồ Xung họ Lệnh Hồ, Nhậm Doanh Doanh họ Nhậm . . .hay Hoa Mãn Lâu họ Hoa. Họ được khắc hoạ như những nhân vật đầy cá tính. Lệnh Hồ Xung thì phóng khoáng, không câu nệ, Hoa Mãn Lâu ngoài lạnh trong nóng, Nhậm Doanh Doanh ôn nhu si tình.
Đọc 'Đại Kiếm Sư truyền Kỳ' tuy ta cũng biết Lan Đặc là con của Lan Lăng, họ Lan tên Đặc, nhưng trong suốt tác phẩm người ta dường như chỉ quen gọi chàng là Đại Kiếm Sư – danh hiệu để chỉ người kiếm sĩ mạnh nhất của Đế Quốc. Những nhân vật, địa danh khác như : Đại Nguyên Thủ - người lãnh đạo lớn : là vị vua tàn ác, hiếu chiến của Đế Quốc. Ma Nữ vương - nữ vương nhân hậu của Ma Nữ quốc thanh bình, Hắc Xoa Vương – vua của Hắc Xoa Nhân, kẻ mang chiến hoả đến vùng đất Tịnh Thổ xinh đẹp. Vu Đế - vua của Vu Quốc, thế lực đen tối thao túng Đại Nguyên Thủ và Hắc Xoa Vương. Thải Nhu – Ánh sáng nhu hoà. . . mỗi nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’ dường như đều không có một cái tên rõ ràng. Họ là hình tượng ước lệ trong bài thơ thất ngôn, mà câu truyện là 56 chữ kì diệu. Chính vì thế tên của họ tượng trưng cho rất nhiều điều, chứ không đơn giản là một cách gọi. Bất kỳ nhân vật trong ‘Đại Kiếm Sư’ là đại diện của một khái niệm, phản ánh cái vị trí mà nhân vật đó đại diện trong câu truyện. Bởi vì họ được xây dựng không phải trong hiện tại, mà được nhìn xuyên qua lớp sương mù của quá khứ, họ là những nhân vật được tái hiện qua 'truyền kỳ' của lịch sử.
Tịnh thổ - vùng đất yên bình, Đế Quốc - đất nước lớn có quân đội mạnh, Vu Quốc - đất nước có vu thuật tượng trưng cho thế lực ma quỷ. Những địa danh đó cũng chỉ là một hình ảnh ước lệ, để tác giả lồng vào đó một ‘giấc mơ’. Giấc mơ của chàng kiếm sĩ đa tình tài ba với ‘thanh gươm yên ngựa’. Có bao giờ bạn nghĩ, tại sao Lan Đặc không cầm Phương thiên hoạ kích, Thanh Long đao, Kim thương . . .hoặc những loại vũ khí khác? Tại sao không cưỡi lạc đà, bò hay dê ? Có gì liên quan giữa 'Đại Kiếm Sư truyền Kỳ' với tác phẩm ‘Bạch Kiếm Linh Mã’ của Ngoạ Long Sinh, hay hình tượng chàng 'hoàng tử bạch mã' tay cầm gươm cưỡi trên bạch mã phổ biến trong các câu truyện cổ tích Tây phương. Đó chính là hình tượng chàng hiệp sĩ tay cầm trường kiếm cưỡi trên bạch mã, là hình ảnh quen thuộc trong các câu truyện cổ tích. Huỳnh Dị chỉ mượn hình tượng đó để lồng vào đó câu truyện của mình, vì ông cần một hinh tượng anh hùng thật quen thuộc, quen thuộc đến mức ước lệ.
Hình tượng người hiệp sĩ ‘thanh gươm yên ngựa’ vốn dĩ quen thuộc đó, lại được đưa vào trong khung cảnh êm đềm của những câu truyện truyền thuyết, khiến cho người đọc cứ thế êm đềm trôi đi theo những câu chữ của ‘Đại Kiếm Sư truyền Kỳ’, theo những lời văn mà phiêu lưu vào một thế giới huyền ảo, với những trận chiến thời trung cổ, những vòng người nắm tay nhau quanh đống lửa lớn, toà thành lớn rực lửa, . . . hay những thiếu nữ thổ dân nóng bỏng hoàn toàn chưa biết đến những quy tắc xã hội gò bó.
Đọc “Đại Kiếm Sư Truyền Kỳ’ ta sẽ cảm thấy những hình bóng thân thuộc của Đam San, Đan Ko. Cũng như bao câu truyện truyền kỳ khác về người hiệp sĩ, đại Kiếm Sư một mình chống lại những thế lực tà ác, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi : là chàng đang đấu tranh chống lại số phận – hay đang bị số phận khống chế.
Qua ngòi bút tài hoa, Huỳnh Dị đã tái hiện các nhân vật truyền kỳ trên nhân gian, thổi vào đó một định mênh mới, một trăn trở mới . .. rất đời thường. Định mệnh của Đại Kiếm Sư là chống lại những thế lực tà ác, là đem lại hoà bình cho người dân Tịnh Thổ, Ma Nữ Quốc và những vùng đất khác. Nhưng những rắc rối nho nhỏ của người anh hùng với các mỹ nhân như Thải Nhu, Ni Nhã, Bạch Đơn, Hồng Nguyệt . . . khiến cho Lan Đặc trở lên ‘phàm tục’ hơn và khiến chúng ta nhiều lúc cảm thấy ghen tị với chàng.
Một bất ngờ và bí ẩn lớn nhất của câu truyện là Dị Vật, vật được coi là đã sáng tạo lại thế giới khi nền văn minh trước kia bị huỷ diệt. Là nơi khởi nguồn của bộ Trí Tuệ điển, cuốn sách ghi lại những tri thức vượt quá sự hiểu biết của con người lúc đó. Dị vật - sáng tạo mang phong cách đặc trưng của Huỳnh Dị, chỉ có trong ‘Đại Kiếm Sư truyền kì’ là cuốn tiểu thuyết thể hiện rõ nhất cho phong cách của ông cũng là cuốn tiểu thuyết bao gồm nhiều ý tưởng nhất, mà sau được tái hiện lại trong các tác phẩm khác : Lăng Độ Vũ chính là hình mẫu từ chàng Đại Kiếm Sư, cảm ứng tương thông của Yến Phi trong Biên Hoang Truyền Thuyết - tải eBook, truyền nội công cho ngựa trong Đại Đường . . .
Như thi sĩ Bùi Giáng từng xuất ngôn rằng: “Đọc truyện võ hiệp là một trong những phép tu dưỡng ký ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình. Đọc theo lối hồn nhiên hoặc vừa đọc vừa suy ngẫm .. .”, khi đọc Đại Kiếm Sư truyền Kỳ bạn có thể thả mình theo lời văn vô thức sống lại trong ký ức tuổi thơ với những câu truyện cổ tích huyền ảo, hay chiêm nghiệm về cuộc sống đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi : “Người ta trở thành anh hùng rốt cục là nhờ những chiến công trên lưng ngựa hay do định mệnh xếp đặt ? ”
Cũng như những tác phẩm khác của Huỳnh Dị tiên sinh, ‘Đại Kiếm Sư Truyền Kỳ’ mang những điểm yếu chí mạng là “mâm bày quá lớn, bút lực có hạn, mở ra được mà không thu lại được”; hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật nữ khá đơn nhất, có khi còn lấy tình dục thay cho tình yêu nên phẩm vị của sáng tác bị hạ thấp. Tác giả quá đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân khi quá ưu ái cho Đại Kiếm Sư quá nhiều dị năng, và có quá nhiều chiến thắng đơn độc, khi cho Đại Kiếm Sư quá nhiều lần đơn thương độc mã phá thành, giữa vạn quân chém tướng. Nhưng có lẽ vì đây là một tác phẩm được viết theo lối truyền kỳ, một dạng truyện được lưu truyền trong dân gian, được ghi chép lại kể về những người anh hùng. Bỏ qua những chi tiết quá phóng đại, thì ‘Đại Kiếm Sư Truyền Kỳ’ là một tác phẩm nên đọc.
Tải truyện về đọc tiếp nha các bạn! Link bên dưới 👇
Nhận xét
Đăng nhận xét